Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

14:39, 22/04/2022

Sáng 22/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên giáo cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk”.

Về dự có các đồng chí: Phan Đức Bạch, Phó Vụ trưởng, đại diện cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng; Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Trịnh Dũng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định: Với một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, phong phú đa dạng về văn hóa; có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh như Đắk Lắk thì công tác tuyên giáo ở cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng, chính trị,  đạo đức của Đảng. Những năm qua, công tác tuyên giáo cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy các cấp lãnh đạo,chỉ đạo sâu sát và đạt được những kết quả tích cực.

Đồng chí Trịnh Dũng
Đồng chí Trịnh Dũng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu đề dẫn hội thảo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, tồn tại, hạn chế: một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác tuyên giáo; công tác dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng của Nhân dân, dư luận xã hội chưa kịp thời; công tác tuyên truyền, vận động ĐBDTTS còn chậm; đội ngũ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ…

Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên giáo cấp cơ sở trong ĐBDTTS tỉnh Đắk Lắk” là cấp thiết, góp phần cung cấp, làm rõ những luận cứ khoa học, sát với thực tiễn, qua đó, đề xuất với cấp tỉnh những giải pháp khả thi nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp cơ sở vùng ĐBDTTS.

Đồng chí
Đồng chí Phan Đức Bạch Phó Vụ trưởng, đại diện cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng phát biểu tại hội thảo.

Các tham luận tại hội thảo đã tập trung chia sẻ về thực tiễn công tác tuyên giáo trong vùng ĐBDTTS, các bài học kinh nghiệm và phương phướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo tại cấp cơ sở. Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích làm rõ thực trạng khó khăn của công tác tuyên giáo tại cơ sở vùng ĐBDTTS như: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí còn hạn chế; việc triển khai mô hình tuyên giáo đảng ủy xã trong thời gian qua chưa có sự thống nhất giữa các địa phương về cơ cấu, số lượng, thành phần, chức năng, nhiệm vụ dẫn đến khó khăn trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động.

Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Từ đó, đề xuất một số giải pháp như: tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở; đổi mới phương thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên giáo; phát huy vai trò của các tổ chức  trong hệ thống chính trị, người có uy tín cũng như đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ là con em đồng bào DTTS tham gia vào công tác tuyên giáo tại địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng ĐBDTTS...

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Đức Bạch, Phó Vụ trưởng, đại diện cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng nhấn mạnh: Để lực lượng làm công tác tuyên giáo thực sự làm “cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân, cấp ủy các cấp phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, nhất là ở cơ sở; cần xây dựng mô hình thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; quan tâm chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ tuyên giáo người DTTS. Đồng thời, coi trọng công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở bảo đảm phát huy được sở trường của cán bộ...

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.