Được nhắc đến với những mỹ từ như “thành phố xanh”, “thành phố trong lành”..., TP. Buôn Ma Thuột gây ấn tượng trong lòng du khách và bạn bè muôn phương không chỉ với sản phẩm cà phê đặc trưng mà còn bởi “ngàn xanh” hội tụ trong lòng thành phố.
Thời gian qua, tuổi trẻ huyện Lắk đã phát huy tính tiên phong, xung kích trong bảo vệ môi trường bằng những “hành động xanh” thiết thực, ý nghĩa, mang lại hiệu quả cao.
Là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn thứ hai trên toàn quốc và là khu vực duy nhất tại Việt Nam bảo tồn được hệ sinh thái rừng khộp, lâm phận của Vườn Quốc gia Yok Đôn và vùng đệm nằm trên địa giới hành chính của 7 xã thuộc hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Giúp học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua những hoạt động trải nghiệm là cách làm thiết thực được Trường THCS Ea Tul (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) và nhiều trường học trên địa bàn huyện Cư M’gar đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường.
Gần 3 tháng qua, từ khi Tổ hợp tác dịch vụ môi trường Thanh niên xã Dur Kmăl (huyện Krông Ana) được thành lập và đi vào hoạt động, việc thu gom, vận chuyển rác thải của người dân đã không còn là nỗi lo; cảnh quan môi trường khu vực nông thôn cũng trở nên sạch - đẹp.
Khởi động từ năm 2021, chương trình “Triệu cây xanh – Vì một Việt Nam xanh” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai đang tiếp tục tạo được sức lan tỏa lớn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tất cả mọi người hiểu về vai trò, tầm quan trọng của bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vườn Quốc gia Yok Đôn có diện tích 115.545 ha, với hệ sinh thái đặc trưng rừng khộp, có tài nguyên rừng phong phú đa dạng. Vào mùa khô, đa phần những cây rừng nơi đây bắt đầu trút lá để chống chọi với cái nắng nóng, tạo nên một khung cảnh vàng rực vô cùng đẹp đẽ và độc đáo.
Rượu cần là lễ vật trong nghi lễ thiêng và là chất men tạo niềm hưng phấn trong sinh hoạt thế tục. Chỉ với men rừng và hương lúa nương Yàng mà đại ngàn đã ngả nghiêng ngàn năm. Thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Nước… về giữa buôn làng vít cong cần rượu cùng những tộc người trên núi đỏ rừng xanh hòa nhịp chiêng chếnh choáng…
Cứ vào tháng 11 đến tháng 12 dương lịch hàng năm, mùa gió chướng bắt đầu là thời điểm bước vào vụ cà phê Tây Nguyên, nông dân lại tất bật từ sáng sớm đến tối mịt trên rẫy để thu hoạch. Đây cũng là lúc những lao động tự do tranh thủ đi làm công để có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc hái cà phê thuê.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang cận kề. Các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh đang tất bật triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em… với mong muốn giúp họ vơi bớt nỗi lo toan, nhọc nhằn vui đón Tết ấm áp, trọn vẹn.