Multimedia Đọc Báo in

Đổi mới cách dạy môn Lịch sử

09:32, 22/12/2012

Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh; học tốt lịch sử sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về quá khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại. Thế nhưng nhiều người vẫn coi nhẹ môn học này.

Theo quan niệm của nhiều người, môn Lịch sử cũng chỉ là một “môn phụ” trong hệ thống các môn học và có số tiết tương đối ít; đây chỉ là môn học thuộc lòng, không cần tư duy và là môn có thể “cõng” điểm cho các môn chính khác trong các kỳ thi tốt nghiệp.

Trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử cấp trường có rất ít học sinh tự nguyện đăng ký dự thi. Phần lớn giáo viên xem kết quả học tập bộ môn trong sổ điểm, học bạ của năm trước hoặc kỳ trước của học sinh để động viên đăng ký dự thi; bởi vậy, nên kết quả mang lại thường không cao.

Bên cạnh đó, cách giảng dạy môn Lịch sử của nhiều thầy cô giáo còn rất khô khan, thiếu hấp dẫn, khiến cho học sinh ít mặn mà với bộ môn. Nhiều tiết học, giáo viên chỉ nói lại theo sách giáo khoa đã viết sẵn, vì vậy học sinh ít muốn ngồi nghe và chán ghi chép, bởi sách giáo khoa đã có rồi.

Để môn Lịch sử có vị trí xứng đáng trong trường THPT hiện nay, trước hết cần phải đổi mới cách giảng dạy. Muốn học sinh thực sự hào hứng trong mỗi tiết học, người giáo viên diễn đạt bài giảng môn Lịch sử phải lôi cuốn. Thông qua những sự kiện, mẩu chuyện, hình ảnh minh họa... sẽ giúp học sinh lắng nghe và hiểu tường tận những kiến thức lịch sử.

Muốn học sinh nắm vững kiến thức lịch sử, trong tiết học giáo viên cần sử dụng sơ đồ tư duy. Thông qua sơ đồ tư duy giúp cho học sinh tiếp nhận những kiến thức lịch sử nhanh, nắm chắc và nhớ lâu như hệ thống hóa theo mốc thời gian, từng thời kỳ.

Ngoài ra, trong giảng dạy Lịch sử giáo viên nên sử dụng các đoạn phim tư liệu, các câu chuyện thật về nhân vật lịch sử sẽ giúp học sinh nghe thấu và nhìn kỹ hơn về những  trang sử hào hùng của dân tộc, từ đó nắm bắt kiến thức lịch sử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không cảm thấy khô khan.

Trong năm học giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng… (nơi gần nhất) hoặc sinh hoạt ngoại khóa nhiều hơn về đề tài lịch sử… Thông qua những chuyến đi thực tế, giờ sinh hoạt ngoại khóa, học sinh sẽ hình dung cụ thể về những sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử.

Thu Hồng


Ý kiến bạn đọc


(Video) Lan tỏa phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và chung tay ủng hộ của nhân dân, ước mơ về căn nhà khang trang của rất nhiều hộ nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đã trở thành hiện thực.