Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu tăng trưởng giá trị chăn nuôi trung bình từ 4 - 5%/năm

22:19, 11/08/2021

Sở NN-PTNT cho biết, trong Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu đề ra mức tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình từ 4 - 5%/năm.

Theo đó, đến năm 2025, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh đạt 23 - 24%; sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 255 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt 466 triệu quả; tăng quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại, công nghiệp đạt 25 - 30% tổng giá trị sản lượng chăn nuôi; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 30% và 20%. 

ảnh
Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Cư Kuin. (Ảnh minh họa)

Phấn đấu đến năm 2025, có 30% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh được công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; 100% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn được cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi. Tất cả cơ sở chăn nuôi trang trại phải có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu trên thì các nhóm giải pháp cũng được đề ra, gồm: Hoàn thiện các nhóm chính sách phát triển chăn nuôi (về đất đai, tài chính và tín dụng, thương mại); nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; tăng cường đầu tư và xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y; nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi; đổi mới tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã…

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.