Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc vòng chung kết Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023

14:00, 25/04/2023

Sáng 25/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức khai mạc vòng chung kết Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023 - VietNam Amazing Cup 2023.

Vòng chung kết diễn ra trong hai ngày (từ ngày 25 – 26/4), với sự tham gia chấm điểm của 7 giám khảo đến từ các nước Nhật Bản, Singapore, Italia và của Việt Nam.

ảnh
Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phát biểu khai mạc.

Ban tổ chức đã chọn 46 mẫu xuất sắc nhất (gồm 26 mẫu cà phê Robusta và 20 mẫu cà phê Arabica) để tham gia vòng chung kết nhằm chọn và xếp hạng những mẫu đạt thứ hạng Nhất, Nhì, Ba cũng như top 10 Cà phê đặc sản Việt Nam 2023. Thời gian công bố kết quả và trao giải cuộc thi vào chiều ngày 28/4 tại khách sạn Sài Gòn – Ban Mê.

ảnh
Ban Giám khảo hội ý trước khi bước vào chấm điểm chính thức các mẫu.

Trong khuôn khổ cuộc thi (từ ngày 25 – 28/4), Hiệp hội còn tổ chức các hoạt động, gồm: Hội thảo “5 năm thi Cà phê đặc sản Việt Nam”; tổ chức đấu giá thử nghiệm một số lô hàng cà phê đạt đặc sản từ cuộc thi; nếm trải nghiệm top 10 Cà phê đặc sản Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số hoạt động trưng bày, phục vụ cà phê đặc sản; trưng bày dụng cụ, thiết bị, máy, sách, vật tư ngành cà phê; biễu diễn pha chế; trò chơi có thưởng… 

ảnh
Đại biểu, khách mời tham gia trải nghiệm các mùi hương của những hoạt động bên lề cuộc thi.

Được biết, Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023 có sự tham gia của 47 đơn vị đến từ 7 tỉnh trồng cà phê trên cả nước, với 84 mẫu/lô hàng dự thi, tổng sản lượng 157 tấn (gồm 121 tấn cà phê Robusta và 36  tấn cà phê Arabica).

Sau khi tổ chức đánh giá lỗi vật lý, có 82/84 mẫu lọt vào vòng sơ kết được tổ chức tại 3 điểm thử nếm ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trải qua 4 ngày thi ở vòng sơ kết (từ ngày 20-23/4/2023), đã có 71 mẫu đạt 80 điểm trở lên (theo thang điểm thế giới) đạt chứng nhận Cà phê đặc sản Việt Nam 2023.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(Video) Cùng kiểm lâm giữ rừng 
Bên cạnh lực lượng kiểm lâm chuyên trách giữ rừng, Vườn Quốc gia Yok Đôn với chính sách giao khoán rừng cho người dân vùng đệm đã “biên chế” thêm hàng nghìn người dân cùng chung tay bảo vệ rừng, trở thành cánh tay đắc lực giữ vững màu xanh cho đại ngàn Yok Đôn.