Multimedia Đọc Báo in

Trang phục cung đình Huế: Di sản thời trang đặc sắc

14:23, 05/05/2012

Du khách đến Huế, chắc hẳn nhiều người đã được làm vua, khoác long bào, hoàng bào… thông qua các dịch vụ chụp ảnh với ngai vàng, ăn cơm vua, nghe ca huế trên thuyền rồng…

Tuy nhiên, đó chỉ là những phiên bản tái tạo theo hình thức của trang phục cung đình Huế xưa, thực chất trang phục cung đình Huế nguyên bản hiện nay còn lưu giữ được rất ít. Nguyên nhân là do trang phục cung đình được các nghệ nhân cắt may, trang trí, thêu thùa hoàn toàn bằng thủ công nên được sản xuất rất ít, đôi khi chỉ là một bộ. Chất liệu chủ yếu lại bằng vải nên tuổi thọ không cao trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở Huế. Hơn nữa, là tư trang cá nhân qua nhiều biến thiên của lịch sử cũng như sự thờ ơ của con người  một thời gian dài trong và sau chiến tranh nên mất mát rất nhiều. Nơi lưu giữ được nhiều nhất các loại trang phục triều Nguyễn hiện nay ở Huế là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế cũng chỉ có hơn 100 bộ áo quần của các vua, hoàng hậu, hoàng tử, quan lại, lính tráng…

Trang phục cung đình Huế được tái hiện trong dịch vụ cơm vua.
Trang phục cung đình Huế được tái hiện trong dịch vụ cơm vua.

 Tuy số lượng còn lại không lớn nhưng trang phục triều Nguyễn đã trở thành di sản văn hóa đặc sắc  trong kho tàng văn hóa Huế. Mỗi bộ trang phục thực sự là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là sự kết hợp tài hoa của nghệ thuật dệt, may, thêu thùa, hội họa và chế tác kim hoàn. Các bộ trang phục cung đình Huế còn lưu giữ đến ngày nay chủ yếu được sản xuất từ các sản phẩm dệt cao cấp như nhiễu lụa, sa nam, gấm đoạn, kim tuyến…được cắt may tỉ mỉ công phu đến từng mũi chỉ. Ngoài ra, các nghệ nhân xưa còn sử dụng các chất liệu phụ trợ như đồng, vàng, bạc, hổ phách, mã não, tua kim tuyến… đính trên mũ áo, làm cho trang phục vừa bền đẹp, vừa  thể hiện phẩm cấp của người mặc.

Long bào triều Nguyễn.
Long bào triều Nguyễn.

 Theo sử sách nhà Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước lập nên vương triều Nguyễn năm 1802, vua Gia Long mới giao cho Bộ Lễ trưng tập các nghệ nhân giỏi về cắt may, thêu thùa, trang trí trang phục trong cả nước về kinh đô Huế để phục vụ cho việc thiết kế trang phục cho triều đình; đồng thời cũng đưa ra những qui định cụ thể về màu sắc, hình tượng trang trí, chất liệu cho các loại phẩm phục tương ứng với phẩm hàm của vua, hoàng hậu, thái tử và quan lại, lính tráng. Chính sách về phẩm phục cung đình được vua Minh Mạng (1820-1840), một nhà cải cách hành chính nổi tiếng hoàn tất và thực hiện nghiêm minh từ đó trở về sau. Trang phục cung đình Huế không chỉ biểu hiện sự thống nhất  tập trung của triều đình mà còn là sự kế thừa nét văn hóa đặc trưng  về trang phục của các triều đại Việt trước đó. Cụ thể như trang phục của vua gồm nhiều loại được may theo cách thức riêng có tên gọi màu sắc và hoa văn khác nhau như: Long bào là áo thiết đại triều trang trí rồng mặt lớn, đi kèm có mũ cửu long, hia có thêu đôi rồng nạm vàng; Hoàng bào là áo thiết thường triều thêu long ngậm trân châu, đi kèm có mũ bình thiên, hài kim tuyến; Long cổn là áo vua dùng trong các dịp tế lễ Nam Giao, Xã Tắc… màu đen tay thụng lớn, mặt trước thêu lưỡng long triều nhật; Hồng bào là áo vua dùng trong các dịp đi cày tịch điền, mắt trước thêu rồng ẩn trong mây (long ẩn vân). Đối với hoàng hậu và phi tần thì có Phụng bào mặc trong các dịp lễ tết quan trọng, mỗi chiếc phụng bào thường thêu nổi hình ba con chim phượng đang bay ở chính giữa thân áo. Đối với các hoàng tử thì có Mãng bào mặc trong các dịp lễ tết thiết đại triều, Công chúa thì có Áo đoàn phụng nhật bình công chúa thêu nổi mười ba hình chim phượng lớn thể hiện dưới dạng cuộn tròn, trong những vòng tròn này thêu hình mặt trời và cái bầu như tên gọi của chiếc áo. Đối với quan lại văn, võ thì tùy theo cấp bậc, phẩm hàm mà được vua ban phẩm phục qui định mỗi người một bộ trang phục đại triều và thường triều. Triều phục đại triều được cấp cho quan võ tam phẩm, quan văn lục phẩm trở lên, còn các bậc quan còn lại thì chỉ được mặc thượng triều.

Phụng bào triều Nguyễn.
Phụng bào triều Nguyễn.

Ngoài phân chia các loại trang phục theo công năng, phẩm hàm thì màu sắc, trang trí, chất liệu cũng là một yếu tố đặc trưng được qui định trong trang phục cung đình Huế. Như nhà vua được dùng màu chính hoàng, tức màu vàng, các bậc thiên tuế như hoàng thái tử là màu da cam, các bậc vương, hoàng tử và trưởng công chúa mặc màu đỏ, các phi tần mặc màu đại hồng, hoặc tím biếc tùy theo cấp bậc. Trong các dịp tế lễ  thì dùng màu đen. Trong các buổi thường triều thì vua dùng trang phục màu vàng còn các thân vương, hoàng tử cho đến các quan lại đều sử dụng màu xanh lam, lục và đen… Trang trí trên trang phục cũng tuân thủ nguyên tắc áo mũ của vua bao giờ cũng thêu rồng lớn, hoàng tử, hoàng thân thì kỳ lân, phi tần công chúa thì thêu phượng, quan lại thì thêu chữ, hoặc kỳ lân…Chính nhờ sự tuân thủ nghiêm ngặt những qui định về trang phục của triều đình như thế, nên việc thiết kế, may, trang trí trên trang phục được các nghệ nhân may thêu của triều đình thực hiện hết sức công phu tỉ mỉ, không phạm phải một sai sót nào  từ đường kim mũi chỉ. Nhờ vậy đến nay, nhiều bộ áo quần được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo xứng đáng là di sản thời trang đặc sắc của một thời. Điều thú vị làm ngỡ ngàng nhiều nhà nghiên cứu trang phục cung đình Huế là chất liệu để may trang phục, nhiều người cứ tưởng trang phục cho vua, quan xưa phải là những thứ lụa là ngoại nhập. Nhưng không, gấm, nhiễu, lụa, sa tanh…để may trang phục cung đình đều là những thứ cao cấp, nhưng tất cả hầu như đều được sản xuất trong nước, là những sản phẩm của các làng nghề tơ tằm dệt lụa nổi tiếng ở nước ta.

Cũng chính từ những gì còn lưu giữ được hiện nay về trang phục cung đình Huế, mà nhiều nghệ nhân tâm huyết với văn hóa trang phục thời thực hiện hết sức công phu tỉ mỉ, không phạm phải một sai sót nào  từ đường kim mũi chỉ. Nhờ vậy đến nay, nhiều bộ áo quần được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo xứng đáng là di sản thời trang đặc sắc của một thời. Điều thú vị làm ngỡ ngàng nhiều nhà nghiên cứu trang phục cung đình Huế là chất liệu để may trang phục, nhiều người cứ tưởng trang phục cho vua, quan xưa phải là những thứ lụa là ngoại nhập. Nhưng không, gấm, nhiễu, lụa, sa tanh…để may trang phục cung đình đều là những thứ cao cấp, nhưng tất cả hầu như đều được sản xuất trong nước, là những sản phẩm của các làng nghề tơ tằm dệt lụa nổi tiếng ở nước ta.

Cũng chính từ những gì còn lưu giữ được hiện nay về trang phục cung đình Huế, mà nhiều nghệ nhân tâm huyết với văn hóa trang phục thời Nguyễn đã lấy làm cơ sở để tái tạo phục hồi được rất nhiều trang phục Huế xưa như nghệ nhân Trịnh Bách, một Việt kiều ở Mỹ đã không tiếc công sức tiền bạc khảo sát  sản phẩm của hầu hết các làng nghề dệt lụa ở nước ta để phục hồi gần như nguyên vẹn những bộ trang phục của cung đình Huế, mà một phần những bộ trang phục này đã được tặng lại cho Huế. Hay lấy cảm hứng từ trang phục cung đình mà nhiều nhà thiết kế thời trang đã làm nên những bộ sưu tập thời trang đặc sắc như nhà thiết kế Minh Hạnh với những đêm trình diễn thời trang lộng lẫy trên sông nước Hương Giang trong các kỳ Festival Huế.

Ngô Minh Thuyên


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tự hào trang sử anh hùng
Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.