Multimedia Đọc Báo in

Sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

17:26, 11/07/2022

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, ngày 11/7, Bộ NN-PTNT, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang nước này.

Theo đó, trái sầu riêng của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây.

Khi sầu riêng tới cửa khẩu Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch.

Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. 

Nghị định thư này có hiệu lực trong 3 năm.

ảnh
Sầu riêng đang là loại trái cây có giá trị kinh tế cao ở Đắk Lắk. 

Theo Sở NN-PTNT, hiện Đắk Lắk có khoảng 17.000 ha sầu riêng, trong đó có khoảng 15.000 ha cho thu hoạch; sản lượng khoảng 140.000 tấn.

Bình quân mỗi năm có đến 70% sản lượng sầu riêng Đắk Lắk xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Việc sản phẩm sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với vùng trồng sầu riêng của tỉnh. Trước hết là sản phẩm sẽ có thị trường ổn định, sản lượng xuất đi sẽ tăng lên và giá bán cũng sẽ tăng lên đáng kể…

Để sầu riêng đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu, nhà vườn và doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, không có dư lượng bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, đóng gói đúng quy định.

Thông tin xuất khẩu phải đầy đủ tên doanh nghiệp, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Ngoài ra, khi canh tác, doanh nghiệp, người dân cần đáp ứng được yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc đề ra.

Được biết, cùng với sầu riêng, trong tháng 6/2022, Trung Quốc cũng đã chấp thuận cho chanh leo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sau thời gian dài đàm phán.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.