Multimedia Đọc Báo in

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Ưu tiên du lịch biển, đảo

18:14, 23/06/2011
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, việc đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là sản phẩm du lịch biển, đảo.

Đó là vấn đề được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL) vừa tổ chức tại Hà Nội.
 
Theo đó, phát triển du lịch với đặc trưng 7 vùng, 39 khu du lịch quốc gia, 30 điểm du lịch quốc gia và 10 đô thị du lịch; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2020 là 12%/năm, năm 2030 là 10,5%. Các thị trường khách du lịch quốc tế ưu tiên phát triển là Đông Bắc Á, ASEAN, duy trì ở thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu và mở rộng ra thị trường Trung Đông, Ấn Độ...
 
khu du lịch bán đảo Sơn trà
Non nước hữu tình bán đảo Sơn Trà

Dự báo về phát triển du lịch vùng, ông Phạm Trung Lương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - cho biết: khu vực duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng cho tới Bình Thuận sẽ là khu vực có mức tăng trưởng du lịch cao nhất cả nước trong giai đoạn tới ,bởi có tiềm năng về du lịch biển, đảo. Theo Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011-2020, đến năm 2030 của Tổng cục Du lịch, du lịch biển đảo luôn là ưu tiên hàng đầu. Việt Nam sẽ hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao: Hạ Long-Cát Bà, Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An, Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né và khu du lịch Phú Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển các khu du lịch biển giàu tiềm năng như Vân Đồn-Cô Tô; khai thác tour du lịch Trường Sa-Hoàng Sa; đầu tư, xây dựng cảng du lịch chuyên dụng... Phát triển du lịch biển đảo luôn luôn gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng, đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể chung kinh tế-xã hội.

Mục tiêu Quy hoạch tổng thể du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch bền vững có tính chuyên nghiệp cao, xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đẳng cấp trong khu vực.

H.H (Nguồn: CTO)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.