Multimedia Đọc Báo in

Những loại bệnh nan y phát sinh từ thuốc OTC

08:10, 18/06/2016
OTC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over the Counter”, có nghĩa thuốc chữa bệnh không cần kê đơn. Người bệnh có thể tự ý mua về sử dụng, song mặt trái của loại thuốc này là có thể biến lợi thành hại, phát sinh nhiều bệnh nan y nếu lạm dụng dài kỳ.

1. Bệnh gan do lạm dụng Tylenol

 Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (Mỹ) từng bị kiện về phản ứng phụ của thuốc giảm đau Tylenol do không  thực hiện tốt khâu thẩm định, ghi nhãn cảnh báo. Thành phần hoạt chất chính trong Tylenol là acetaminophen (paracetamol), có tác dụng  giảm đau nhẹ, hạ sốt... Theo Cơ quan  Quản lý thực và dược phẩm Mỹ (FDA), nếu dùng quá liều acetaminophen có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, với các triệu chứng như vàng da cho đến suy gan hoàn toàn. Dùng quá liều rất dễ xảy ra, chẳng hạn một người có thể uống nhiều loại thuốc mà không hề hay biết rằng mỗi loại thuốc đều có chứa  thành phần acetaminophen.  FDA khuyến cáo không nên dùng quá 325mg acetaminophen cho một bệnh nhân.

2. Hội chứng Reye do lạm dụng Aspirin

Khi đau đầu khủng khiếp, người ta thường tìm đến với Aspirin để làm dịu cơn đau mà không biết rằng chính Aspirin lại liên kết tạo ra một số chứng bệnh nan y như bệnh về não hoặc sưng gan, cụ thể là Hội chứng Reye, căn bệnh hiếm gặp làm cho não sưng phồng và sưng gan, đe dọa trực tiếp đến các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể con người. Các nghiên cứu về dịch tễ học đã cho thấy mối liên quan của việc lạm dụng Aspirin đến Hội chứng này. Vì vậy, từ năm 1980, FDA đã yêu cầu ghi rõ phản ứng gây Hội chứng Reye trên vỏ thuốc Aspirin dùng cho trẻ em. Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) và FDA khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên dùng Aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi để trị bệnh sốt.

3. Hội chứng Stevens-Johnson do dùng Ibuprofen

Hội chứng Stevens-Johnson là bệnh da hiếm gặp (tỷ lệ mắc bệnh 1/10.000 ca) nhưng có hiệu quả khủng khiếp, gây ra vệt đen trên da do tế bào bị hoại tử từng mảng lớn, làm lớp biểu bì của da tách khỏi lớp hạ bì. Nói cách khác, đây là hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc,  gây nên do phản ứng quá mẫn cảm trong cơ thể tác động đến da và niêm mạc. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này  là do dùng thuốc theo toa, nhưng thuốc OTC như ibuprofen và sulfonamides cũng là thủ phạm rất tiềm ẩn.

4. Bệnh tim do sử dụng thuốc kháng viêm phi steroid

Năm 2003, Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu dài kỳ phát hiện thấy mối liên kết rất tiềm ẩn giữa việc sử dụng dài kỳ thuốc kháng viêm phi steroid (NSAID) và bệnh tim. NSAID là loại thuốc được dùng khá phổ biến để làm giảm các triệu chứng sốt, đau và viêm từ cảm lạnh thông thường cho đến bệnh ung thư tiến triển. Nó có mặt trong hầu hết quầy thuốc, như Advil, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Aspirin. Vì lý do này, FDA khuyến cáo mọi người nên thận trọng khi sử dụng, nên tư vấn bác sĩ cách sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng hay sử dụng dài kỳ. Lạm dụng nhóm thuốc kháng viêm phi steroid không khác gì thói quen ăn uống vô độ, lạm dụng rượu, thuốc lá... sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và lâu ngày dễ phát sinh bệnh nguy hiểm cho hệ thống tim mạch.

Khắc Hùng

(Dịch từ Toptenz-6/2016)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.