Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tổng kết Dự án VnSAT năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017

08:46, 28/03/2017
Sáng 27-3, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 cho hợp phần cà phê.
 
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Ban, Viện trực thuộc Bộ NN-PTNT, các sở NN&PTNT, BQLDA VnSAT 5 tỉnh Tây Nguyên cùng đại diện một số tổ chức nông dân (TCND) tham gia vùng hỗ trợ của DA.
 
Năm 2016, DA VnSAT tổ chức 13 lớp tập huấn cho 355 tiểu giáo viên; đào tạo quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 7.540 nông dân; đào tạo tái canh cà phê cho 3.492 nông dân; hình thành được 14 vườn ươm đạt chuẩn tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng… Tổng vốn giải ngân của 5 tỉnh là 22,2 tỷ đồng, trong đó Đắk Lắk giải ngân được 6,46 tỷ đồng. Tại Đắk Lắk, DA VnSAT đã đào tạo cho 57 tiểu giáo viên, 1.278 nông dân về sản xuất cà phê bền vững, 646 nông dân về tái canh cà phê bền vững…
 
Đại diện Ban quản lý Dự án VnSAT Đắk Lắk trình bày những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Dự án
Đại diện Ban quản lý Dự án VnSAT Đắk Lắk trình bày những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Dự án
 
Năm 2017, DA tiếp tục phối hợp với các đơn vị xây dựng "Sổ tay hướng dẫn thành lập và hoạt động của tổ hợp tác, HTX phát triển cà phê bền vững"; xây dựng danh sách các TCND tiềm năng; nâng cấp thêm 7 vườn sản xuất giống đầu dòng; triển khai các hoạt động đào tạo nông dân sản xuất cà phê bền vững, tái canh cà phê gắn với các TCND…
 
Đại diện tỉnh Gia Lai trình bày về kinh nghiệm thực hiện mô hình tái canh cà phê bền vững
Đại diện tỉnh Gia Lai trình bày về kinh nghiệm thực hiện mô hình tái canh cà phê bền vững
 
DA VnSAT được thực hiện từ năm 2015-2020 tại 13 tỉnh gồm 5 tỉnh Tây Nguyên (cà phê) và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hỗ trợ lúa gạo) có tổng số vốn đầu tư 301 triệu USD, bao gồm 237,2 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, 28,7 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ, 35 triệu USD từ vốn tư nhân.
 
Thanh Hường
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(Video) Khoác “áo mới” cho đô thị Buôn Ma Thuột
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc, giữ vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), thành phố đã lựa chọn hàng loạt công trình đưa vào đợt thi đua đặc biệt để thực hiện. Qua đó, góp phần làm cho đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng khởi sắc hơn.