Multimedia Đọc Báo in

Không có phòng y tế, trường mầm non sẽ bị hạ bậc xếp loại

16:26, 04/07/2013

Trường mầm non sẽ bị hạ bậc xếp loại nếu không có phòng y tế là quy định tại Thông tư liên tịch số 22 ngày 18-6 của liên Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Y tế hướng dẫn về công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non, có hiệu lực thi hành từ ngày 2-8-2013.

nhân viên y tế của nhà trường cho trẻ uống thuốc. Ảnh: TL
Nhân viên y tế của nhà trường cho trẻ uống thuốc. Ảnh: TL

Thông tư quy định, phòng y tế của trường mầm non phải bảo đảm diện tích từ 12m2 trở lên,được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu và vận chuyển trẻ em mắc bệnh lên tuyến trên. Ngoài ra, các trường mầm non phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho trẻ em ít nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ; có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em liên tục cho cả cấp học; tiến hành đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 24 tháng tuổi mỗi quý một lần; phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em theo dõi việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh.

Bên cạnh đó, các trường phải có kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cho trẻ em. Bếp ăn tập thể trong nhà trường phải được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Hàng hóa, thực phẩm được sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, lưu mẫu theo quy định. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.

K.O (nguồn SK&ĐS)
 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.