Multimedia Đọc Báo in

Tỷ giá hối đoái sẽ là vấn đề “nóng” tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay

15:32, 10/11/2010
Tổng thống Lee Myung-bak đã nêu ra 4 chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G20 là: tỷ giá hối đoái, xây dựng mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, cải cách IMF và phát triển. Điều đáng quan tâm là chương trình nghị sự về tỷ giá hối đoái lại nằm ở vị trí đầu tiên.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Seoul được cho là rất quan trọng vì diễn ra trong bối cảnh các thành viên tham dự hội nghị đặc biệt quan tâm  vấn đề tỷ giá hối đoái, khi tồn tại tình trạng các nước đã sát cánh bên nhau để xử lý cơn bão tài chính vừa qua nay lại bị chia rẽ quanh việc tranh cãi về nâng giá đồng nội tệ. Xung đột ngày càng căng thẳng giữa các nền kinh tế chủ chốt có thể ảnh hưởng xấu đến trật tự kinh tế thế giới và đẩy nền kinh tế toàn cầu thêm hỗn loạn và tuyệt vọng. Trong khi đó, một số thành viên G20 luôn trong tình trạng xuất siêu và dư thừa ngoại tệ. Ngược lại, cán cân thanh toán của một số khác - tiêu biểu nhất là Mỹ - thì lại trong tình trạng thiếu hụt kinh niên. Thêm một yếu tố bất lợi nữa là Ngân hàng Trung ương Mỹ hôm 3-11 đã quyết định bơm thêm 600 tỷ USD từ nay cho đến tháng 6-2011 để tiếp sức cho nền kinh tế Mỹ. Trung Quốc và cả Liên minh châu Âu (EU) cùng chỉ trích Washington về điểm này. Do đó những lo ngại về “chiến trường tỷ giá” lại càng lớn hơn.
Năm nay là hội nghị G20 thứ 5 sau 4 hội nghị được tổ chức lần lượt ở Washington (Mỹ), London (Anh), Pittsburgh (Mỹ) và Toronto (Canada). Trước thềm các hội nghị G20 thường xuất hiện các cuộc biểu tình ở nước chủ nhà. Trong ảnh là cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người Hàn Quốc ở Seoul hôm 7-11, chống các mặt trái của toàn cầu hóa. Ảnh: AFP.

Năm nay là Hội nghị G20 thứ 5 sau 4 hội nghị được tổ chức lần lượt ở Washington (Mỹ), London (Anh), Pittsburgh (Mỹ) và Toronto (Canada). Trước thềm các hội nghị G20 thường xuất hiện các cuộc biểu tình ở nước chủ nhà. Trong ảnh là cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người Hàn Quốc ở Seoul hôm 7-11, chống các mặt trái của toàn cầu hóa. (Ảnh: AFP)

Trong cuộc gặp các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương tổ chức tại Gyeongju vào tháng 10, các quan chức đã nhất trí để thị trường quyết định tỷ giá giao dịch.
 
Chương trình nghị sự thứ hai là về hình thành mạng an toàn tài chính toàn cầu được đưa ra nhằm phòng, chống sự tái diễn khủng hoảng tiền mặt và kéo theo sụp đổ trật tự tài chính toàn cầu. Chương trình nghị sự thứ ba là cải cách IMF nhằm tăng thêm tiếng nói của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Nội dung cuối cùng là phát triển, nhằm cơ bản xoá bỏ đói nghèo bằng cách giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế.
 
Sáng 10-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Seoul, Hàn Quốc với tư cách Chủ tịch ASEAN.
 
Tham gia đoàn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng. Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà ; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.