Multimedia Đọc Báo in

Thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5

18:45, 01/05/2010

Nhiều hoạt động phong phú được tổ chức trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5  năm nay.

Hình ảnh người lao động Mỹ đòi giảm giờ làm đã đi vào các tác phẩm hội họa.
Hình ảnh người lao động Mỹ đòi giảm giờ làm đã đi vào các tác phẩm hội họa.

* Tại Nga, Đảng Chỉ một nước Nga (“Just Russia”) cùng các tổ chức công đoàn tổ chức các cuộc tuần hành khắp cả nước, theo lời Chủ tịch “Just Russia” Sergei Mironov - cũng là phát ngôn viên Hội đồng Liên bang của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga. Các cuộc tuần hành nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của Ngày Quốc tế Lao động “là ngày đoàn kết người lao động, bảo vệ người lao động”.

 

* Tại Cuba, các thế hệ trẻ là hạt nhân chính cho hoạt động kỷ niệm 1 - 5 trên Quảng trường Cách mạng tại thủ đô La Habana, với tổng cộng 10 nhóm lớn tham gia, đại diện cho 15 cộng đồng ở thủ đô và 10 liên đoàn lao động quốc tế. Hơn 200 thành viên Lữ đoàn Thế giới đoàn kết với Cuba đã có mặt tại La Habana trong dịp lễ trọng đại này nhằm tái khẳng định sự ủng hộ cách mạng Cuba.
* Tại Sri Lanka, hoạt động này diễn ra tại Toà thị chính thủ đô Colombo, với sự tham dự của Tổng thống Mahinda Rajapaksa và ít nhất 72 tổ chức công đoàn sẽ tham gia tuần hành.
* Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát chống bạo động được đặt trong tình trạng báo động, chuẩn bị đối phó với những tình thế hỗn loạn có thể xảy ra, sau khi công nhân lao động được phép tổ chức kỷ niệm 1 - 5 lần đầu tiên kể từ năm 1977 tại Quảng trường Taksim ở thủ đô Istanbul.
* Tại Namibia ở châu Phi, lễ kỷ niệm năm nay được tổ chức tại hai thành phố có tầm quan trọng chiến lược với nền kinh tế là Lüderitz và Walvis Bay.
Trong ngày lễ trọng đại này, một lần nữa tinh thần đấu tranh đòi công bằng của những công nhân Chicago (Mỹ) đúng vào ngày này cách đây 124 năm lại được nhớ đến như một lời nhắc nhở hàng triệu triệu người lao động ý thức về quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với công việc được giao phó.
"8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi", dòng chữ trong biểu ngữ của hàng vạn công nhân Chicago (Mỹ) khi xuống đường biểu tình ngày 1-5-1886 đã đi vào lịch sử và trở nên bất hủ. Nó đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh đòi giảm giờ làm lâu dài và bền bỉ giữa giới tư bản và người lao động; đồng thời tạo nên một sự thay đổi căn bản về tư tưởng của người lao động khi họ dám đứng lên để bảo vệ quyền lợi của chính mình trước giới chủ.
Đúng vào ngày này 124 năm trước, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công đòi giới chủ thực hiện yêu cầu giảm giờ làm. Khởi đầu từ thành phố Chicago với các cuộc biểu tình quyết liệt, cuộc đấu tranh lan tới Washington, New York, Baltimore, Boston… và ngày càng thu hút được nhiều người tham gia. Cũng trong ngày 1-5 năm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với sự góp mặt của 340 nghìn công nhân. Giới chủ tức giận thuê lực lượng khiêu khích và cảnh sát đàn áp khiến nhiều cuộc xung đột đã xảy ra dữ dội, làm hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ có một cuộc nổi dậy của người lao động, nhất là tầng lớp làm công ăn lương trong các nhà xưởng, lại mạnh mẽ, toàn diện đến vậy. Dòng máu hy sinh của những người công nhân Chicago quả cảm đã không uổng phí. Lòng căm phẫn của công nhân Mỹ và những người lao động thế giới bùng cháy. Ngày 20-6-1889 (3 năm sau "thảm kịch" Chicago), Quốc tế Cộng sản II nhóm họp tại Paris (Pháp) dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế đấu tranh cho khẩu hiệu "Ngày làm 8 giờ" và lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Kể từ đó, ngày 1-5, mở đầu bằng sự kiện dữ dội ở Chicago, đã trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày của giai cấp công nhân và đoàn kết quốc tế.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.