Multimedia Đọc Báo in

7 đơn vị được vay vốn ưu đãi để trả lương cho người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19

18:08, 24/09/2021

Đến cuối tháng 9-2021, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đắk Lắk đã giải quyết cho 7 đơn vị vay 1 tỷ 042 triệu đồng để trả lương cho 356 lượt lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2001/QĐ-TTg. 

Trong đó, có 5 đơn vị được vay hơn 812 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho 281 lượt lao động và 2 đơn vị vay hơn 230 triệu đồng trả lương cho 75 lượt lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Toàn Thắng – Trường Mầm non Hoa Sen (TP. Buôn Ma Thuột) được vay với số vốn nhiều nhất là hơn 330 triệu đồng và Hợp tác xã Vận tải Krông Ana (huyện Krông Ana) vay vốn ít nhất (hơn 27,5 triệu đồng).

Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (TP. Buôn Ma Thuột) được vay hơn 116 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động do dịch COVID-19. (Ảnh mình họa).

Ông Nguyễn Minh Hướng, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Lắk cho biết, triển khai thực hiện chính sách cho vay người lao động để trả lương ngừng, trả lương phục hồi sản xuất, đơn vị đã chủ động tiếp xúc, rà soát được 896/2.795 doanh nghiệp, công ty có người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên toàn tỉnh. 

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số địa phương trong tỉnh đang trong thời gian giãn cách xã hội nên các công ty, doanh nghiệp chưa làm hồ sơ đề nghị vay vốn; 1.834 doanh nghiệp có người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 5 người nên đa số không có nhu cầu vay vốn. Một số doanh nghiệp, công ty bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 nhưng hợp đồng thỏa thuận ngừng việc với người lao động là nghỉ hưởng không lương nên chưa đủ điều kiện vay vốn theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ.

Ân Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.