Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao Chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2023

16:58, 06/09/2023

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 133/KH-BCĐCĐS, ngày 5/9/2023 về việc Nâng cao Chỉ số Chuyển đổi số (gọi tắt là DTI) tỉnh Đắk Lắk năm 2023.

Theo UBND tỉnh, trong nội dung Báo cáo DTI cấp tỉnh năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, xếp hạng DTI tỉnh Đắk Lắk đạt giá trị 0,5408 (tăng 0,1717 điểm so với năm 2021), xếp hạng thứ 47/63 tỉnh/thành phố, giảm 11 bậc so với năm 2021; đứng thứ 3/5 đối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Do đó, để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk và đề ra giải pháp cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng DTI của tỉnh năm 2023, các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh tiếp tục nâng cao trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành của ngành, địa phương đối với việc xác định DTI cấp tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Giám sát an ninh trật tự qua hệ thống camera ở huyện Cư Mgar
Giám sát an ninh trật tự qua hệ thống camera ở huyện Cư M'gar. (Ảnh minh họa)

Về hạ tầng số: Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn và kết nối với Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn; triển khai đầy đủ các nền tảng số dùng chung trên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đảm bảo các nền tảng số được triển khai đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Về nhân lực số: Bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước để phục vụ triển khai chuyển đổi số; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; triển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động trong độ tuổi lao động. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông.

Về an toàn thông tin mạng: Thực hiện đầy đủ các bước, giải pháp trong việc giám sát an toàn thông tin mạng các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước của tỉnh; đảm bảo kinh phí chi cho an toàn thông tin tối thiểu bằng 10% tổng chi ngân sách nhà nước cho chuyển đổi số.

Về hoạt động Chính quyền số: Triển khai Cổng dữ liệu mở đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Triển khai kênh số khác (ngoài Cổng Thông tin điện tử và Cổng Dịch vụ công) để cung cấp thông tin và Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kết nối, chia sẻ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Nâng cao tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin; tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa; tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến; gia tăng tỷ lệ thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính qua hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không tiền mặt trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của Chính quyền số.

Trong hoạt động kinh tế số: Nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GRDP; thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nền tảng số hoạt động trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh các giao dịch trên sàn thương mại điện Vỏ sò và Postmart.

Về hoạt động xã hội số: Phổ cập danh tính số, tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh; triển khai gắn địa chỉ số đến các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Búk chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều chương trình, dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Krông Búk đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.