Multimedia Đọc Báo in

Nghĩ từ cảnh đổi tiền lẻ ở các đền, chùa

12:09, 17/02/2017

Mỗi lần đi lễ chùa, người có lòng thành thường hay quyên góp một khoản công đức để nhà chùa có thêm kinh phí tu sửa đền chùa hay phục vụ nhang đèn cho khách thập phương. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc “cúng dường” đang dần biến tướng méo mó.

Tại một ngôi đền nổi tiếng tọa lạc trên đường Nguyễn Du (TP. Buôn Ma Thuột) trong những ngày đầu năm, không khó bắt gặp cảnh người đi lễ đổi tiền lẻ nháo nhác ngay tại đền. Từ bãi giữ xe, ai cũng dễ bắt gặp cảnh đổi tiền. Khi vào bên trong đền, cảnh đổi tiền lẻ càng diễn ra “tấp nập” hơn. Trên những mâm đồ chay hay đĩa đựng tiền công đức có rất nhiều tiền lẻ của người đi lễ. Và cứ thế, nhiều người “vô tư” đổi tiền lẻ ngay trong đền. Ở một bàn thờ tại đền, trong khi mọi người đang thực hành lễ xin lộc thì một người phụ nữ tuổi trung niên sau khi khấn vái, đặt lên đĩa công đức tờ 100 ngàn đồng, và ngay sau đó “vô tư” lấy lại 80 ngàn đồng tiền lẻ. Hình ảnh đó đã làm mọi người dự lễ khó chịu, bức xúc. Còn tại bàn đưa sớ cho phật tử, cảnh đổi tiền diễn ra nhốn nháo hơn vì ở đây có rất nhiều tiền lẻ, lại có người trực tiếp đổi. Mọi người chen lấn, người xin đổi tiền, người xin sớ… đã làm mất đi sự trang nghiêm của đền.

Đi chùa, đền, miếu vào những ngày đầu năm mới là một trong những phong tục của người Việt với mong muốn cầu cho gia đình và người thân một năm mới bình an, cầu tài, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, để “cầu may” cho mình bằng cách đổi tiền để làm “công đức”, tạo nên cảnh nhốn nháo, xô bồ ở những nơi vốn cần sự thanh tịnh, tôn nghiêm thì liệu có còn giữ được nét đẹp của việc đi lễ đầu năm?!      

Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.