Multimedia Đọc Báo in

Chữa sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

18:44, 16/03/2013

Sốt xuất huyết (Dengue Fever) gây nên bởi virus VHF (Viral hornorhagic fiver) lan truyền qua muỗi. Triệu chứng thường thấy như sốt cao đột ngột 39-40oC kéo dài 2-7 ngày, đau đầu, đau mình, viêm kết mạc sau đó chuyển sang giai đoạn phát ban xuất huyết, nếu nặng có thể gây tử vong.

Để điều trị, ngoài các loại thuốc hiện đại người ta còn dùng các phương thuốc từ y học cổ truyền, vừa đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả lại dễ thực hiện, ít phản ứng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng:

Lá húng quế: (Basil leaves) được xếp đầu bảng danh sách các loại dược thảo chữa  sốt xuất huyết; có thể nhai sống hoặc nấu nước uống. Nước húng quế có chứa nhiều thành phần hữu ích, giảm đau, giảm sốt, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch.


 

Kakamachi: hay Solanum nigrum là cây lu lu đực hay còn gọi là cây thù lu đực. Người ta thường sử dụng phần trên mặt đất của loại cây này phơi khô để làm thuốc. Sản phẩm chế từ  cây lu lu đực giống như xirô, có tác dụng giảm sốt, giảm độc, khử độc cho hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng trị cả căn bệnh ung thư. Mỗi ngày uống 1 cốc xirô, chia 2 lần sẽ có tác dụng tích cực.


 

Lá và dầu sầu đâu: Sầu đâu hay còn có các tên gọi khác là sầu đông, nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn hay xoan Ấn Độ. Lá và dầu của cây sầu đâu được dùng để chữa bệnh sốt xuất huyết. Cách làm như sau, lấy 15-60 gam dầu và lá sầu đâu, giã nhỏ bôi lên quần áo, da người bệnh, nhiều lần trong ngày sẽ có tác dụng giảm sốt. Không nên dùng cho người chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai.


 

Lá đu đủ: Đu đủ là cây trồng nhiệt đới, phát triển mạnh vào mùa hè. Ngoài quả, lá đu đủ còn là dược thảo quý chữa bệnh sốt xuất huyết, bằng cách lấy lá giã nhỏ, ép lấy nước sau đó cho người bệnh uống. Không nên hâm nóng hoặc đun sôi vì làm như vậy sẽ mất hết dưỡng chất và hạn chế tác dụng của lá đu đủ. Theo nghiên cứu của Đại học AIMST (Malaysia) thì bột chế từ đu đủ chứa nhiều vitamin, hỗ trợ giúp tủy xương sản xuất ra nhiều tiểu cầu cho nên rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết vì đây là căn bệnh gây giảm hồng cầu rất mạnh. Qua thử nghiệm trên chuột trong thời gian 6 tháng, các chuyên gia nhận thấy, 72 giờ sau khi được bổ sung bột lá đu đủ, lượng tiểu cầu ở những con chuột bị sốt xuất huyết  tăng lên đáng kể


 

Nước cam: là đồ uống thông dụng với mọi người; ngoài thực phẩm, nước cam còn được ví là thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, nhất là cho bệnh sốt xuất huyết. Đối với người bệnh sốt xuất huyết, nếu uống nước cam sẽ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, lợi tiểu và giảm sốt, xúc tiến quá trình sản xuất kháng thể và giúp người bệnh phục hồi nhanh.


 

Cây mần tưới: Theo một nghiên cứu ở Đại học Wilkes (Mỹ), mần tưới là phương thuốc dân gian đã được con người sử dụng từ lâu cho mục đích trị sốt và đau xương khớp. Ngoài ra loại thảo mộc này có công hiệu giảm nôn, viêm họng và ớn lạnh. Điều này cho thấy cây mần tưới rất hợp với trường hợp dùng cho người sốt xuất huyết, đặc biệt là các loại sốt do khuẩn và vi rút gây ra, kể cả sốt trong đêm và nếu dùng kết hợp với chè xanh lại càng có tác dụng. Sở dĩ có công hiệu này là do mần tưới có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, có khả năng diệt được ký sinh trùng, giảm chứng cơ và kháng viêm.

Nước dừa non: Đây là đồ uống rất hữu ích cho nhóm người bị bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em vì nó có chứa các chất điện phân, khoáng chất và các chất kháng vi lượng cao, bổ sung kịp thời cho cơ thể người bệnh do mất nước gây ra. Ngoài việc cung cấp nước cho cơ thể, nước dừa non còn có tác dụng làm loãng máu giúp máu lưu thông tốt trong khi cơ thể đang bị sốt mệt.


 

Lá khoai lang: không chỉ là món ăn phổ biến mà còn là vị thuốc chữa sốt xuất huyết rất công hiệu vì nó giàu hàm lượng các chất chống ôxi hóa (Polyphenilics), có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, virus, kể cả rủi ro gây bệnh ung thư tim mạch, đồng thời có tác dụng tăng lượng hồng cầu cho cơ thể. Cách sử dụng đơn giản: luộc lá khoai lang sau đó lấy nước cho ngường bệnh uống, giống như uống trà.


 

Khắc Nam

(Theo NHS/NSL- 2-2013)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Chủ động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tỉnh Đắk Lắk luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề để người dân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.