Multimedia Đọc Báo in

Tháng 10, xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ dưới 50.000 tấn do mưa

17:20, 13/10/2011
Các thương gia nhận định xuất khẩu cà phê từ Việt Nam trong tháng này có thể giảm xuống chỉ 40.000 – 50.000 tấn (670.000 - 680.000 bao), từ mức 57.300 tấn tháng 10 năm ngoái do mưa trong tháng này nhiều, làm chậm tiến độ thu hoạch.
A
Xuất khẩu cà phê cả nước ước đạt 30.000 tấn trong tháng 9 vừa qua - tháng cuối cùng của niên vụ 2010-2011 – niên vụ mà xuất khẩu tăng 9,5% lên 21,17 triệu bao (bao 60 kg)
Các thương gia cho biết một phần nhỏ lượng xuất khẩu trong tháng này sẽ là cà phê vụ mới của niên vụ 2011-2012 - chủ yếu là loại Arabica.
Theo Cơ quan Dự báo Khí tượng, mưa ở miền Trung - Tây Nguyên năm nay sẽ kéo dài tới tháng 11, muộn hơn so với thông lệ của những năm trước là cuối tháng 10. Do vậy nguồn cung trong tháng 11 sẽ vẫn khan hiếm.
N
Nhiều nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã dừng chào bán, chờ khi giá ổn định và có hàng vụ mới.
Các thương gia nhận định Việt Nam sẽ có vụ cà phê 2011-2012 bội thu với 24 triệu bao. Và như vậy, sản lượng của Việt Nam sẽ chiếm 18,5% sản lượng toàn cầu (129,5 triệu bao trong niên vụ 2011-2012, giảm so với 133,6 triệu bao niên vụ 2010/11, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế - ICO).
I
ICO nhận định sản lượng tại các nước Việt Nam, Mexico và Honduras sẽ tăng, bù lại cho sản lượng giảm ở Brazil và Indonesia trong niên vụ này.
Dự báo sản lượng cà phê Brazil vụ 2011-2012 sẽ giảm 10,3% xuống 43,15 triệu bao, bởi rơi vào chu kỳ sản lượng kém hai năm một lần. ICO cho biết giá cà phê tháng qua giảm, mặc dù vẫn tương đối cao, nhất là cà phê Arabica.
“Nguyên nhân của sự giảm sút bởi các quỹ đầu tư bán tháo hàng hóa do lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới”, ICO cho biết thêm “Triển vọng nhu cầu vẫn đầy hứa hẹn, nhất là khi nhu cầu tăng trưởng đều đặn ở những thị trường truyền thống, và nhu cầu gia tăng mạnh mẽ ở những thị trường mới nổi và các nước xuất khẩu”. Tổ chức này lạc quan rằng xu hướng giá giảm sẽ bị hạn chế bởi lượng dự trữ ở các nước xuất khẩu rất thấp trong khi tiêu thụ gia tăng trên toàn cầu, đồng nghĩa với cán cân cung - cầu vẫn khan hiếm.
G.T ( Theo TBKTSGO; Reuters; DowJones)

Ý kiến bạn đọc