07:07, 20/07/2025
Ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk có hai vùng sản xuất muối truyền thống, là Tuyết Diêm thuộc xã Xuân Cảnh và Lệ Uyên thuộc phường Sông Cầu, với diện tích 172 ha.
Đầu tháng Ba vào vụ, cuối tháng Bảy kết thúc vụ, nghề làm muối truyền thống là sự đúc kết kinh nghiệm dân gian tích lũy qua nhiều thế hệ. Những hạt muối được kết tinh từ nắng gió của đất trời và cả những giọt mồ hôi mặn mòi của diêm dân.
 |
Chuẩn bị ruộng muối: Ô đất được làm bằng, nện chặt, ép lớp bùn phơi khô, vãi cát để muối kết tinh được trắng. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì, là bước nền quan trọng quyết định chất lượng muối. |
 |
Lấy nước biển vào ô chứa mặn để lắng và chuyển dần qua các ô kết tinh. |
 |
Phơi nắng từ độ mặn 1 qua độ mặn 2, ruộng bắt đầu “đội muối” (kết tinh). Theo kinh nghiệm của nhiều diêm dân, phải làm nhiều công đoạn như vậy mới kết tinh được muối |
 |
Phơi thêm một nắng, muối kết tinh lại hạt to bằng đầu đũa trên những ruộng muối, diêm dân tiến hành cào dồn muối |
 |
Với sức nắng gay gắt, sau 5 ngày trải qua các công đoạn mới kết tinh 1 lứa muối. Việc thu hoạch muối được thực hiện hoàn toàn thủ công, dùng bàn cào cáng ngắn hốt muối vào trong rổ. |
 |
Những gánh muối trĩu vai, thành quả sau bao ngày đội nắng, vất vả của diêm dân. |
Mạnh Hoài Nam (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc