Sau khi tuyến phòng thủ đèo Phượng Hoàng mà chính quyền Sài Gòn gọi là “cánh cửa thép” đã bị đập tan, Lữ dù 3 - lực lượng Anh cả đỏ, tổng dự bị chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu đã bị ta tiêu diệt hoàn toàn.
Khi viết những dòng này, cảm xúc của tôi nghẹn lại bởi trong mạch suy tư xuất hiện một liên tưởng so sánh: từ Thủ đô Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh có khoảng cách 1.723 km; giờ đây, từ điểm đi sân bay Nội Bài tới đích đến phi trường Tân Sơn Nhất chỉ xấp xỉ hai giờ bay trên bầu trời tự do.
Ở tuổi xưa nay hiếm (83 tuổi), Thượng tá Hồ Quảng Trị (nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư M’gar) dù tóc bạc trắng, sức khỏe giảm sút nhiều, song khí chất người lính đặc công năm nào vẫn ngời sáng.
Giữa dòng người nô nức dự lễ tổng duyệt diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Huy Nghệ lại nhớ về một thời đã qua.
Sáng 29/4, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam xã Ea Kuăng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; 60 năm ngày giải phóng các dinh điền Quảng Cư, Thăng Quý, Vụ Bổn và 25 năm đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Đối với người Việt Nam, địa danh sông Bến Hải – cầu Hiền Lương là một "địa chỉ đỏ" trong tâm cảm, trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi qua nhiều thế hệ. Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã hóa thạch trong ký ức cộng đồng, thành cảm hứng dồi dào cho thơ ca, nhạc, họa.
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên con đường đến hòa bình hôm nay thấm đẫm máu và nước mắt của thế hệ cha anh - những người dâng hiến tuổi xuân, sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Những ngày cuối tháng Tư, TP. Buôn Ma Thuột rực rỡ trong sắc đỏ. Mỗi con đường, góc phố khoác lên mình diện mạo tươi sáng, trang trọng và phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hân hoan, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Lọt giữa hai đỉnh núi Chư Yang Sin và Bidoup là thung sâu huyền thoại, nơi có chiếc cầu vượt thượng nguồn sông Krông Nô để nối nhịp con đường Trường Sơn Đông giữa hai bờ Lâm Đồng - Đắk Lắk.
Sầu riêng ra hoa được xem là giai đoạn quan trọng của vụ mùa. Giai đoạn này, khi màn đêm buông xuống, người trồng lại tất bật ngoài vườn, miệt mài soi đèn "se duyên" (thụ phấn) cho cây sầu riêng, với mong muốn có một vụ mùa bội thu.
Ngày 30/4/1975, giữa lòng Sài Gòn, trong sắc cờ đỏ thắm và những tiếng reo vang như vỡ òa, đất nước Việt Nam đã bước sang một trang sử mới của độc lập, thống nhất và hòa bình.