Multimedia Đọc Báo in

Vòng xoang kết nối cộng đồng

08:52, 25/05/2025

Trong kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng, múa xoang là loại hình văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng. Ở đâu có lễ hội và có tiếng cồng chiêng vang lên là ở đó có vòng xoang.

Múa xoang là một vũ điệu cộng đồng, ai cũng có thể tham gia, từ trẻ nhỏ đến người già. Trong các dịp lễ hội, khi tiếng cồng chiêng vang lên kéo mọi người hòa nhịp vào vòng xoang, điệu múa, thể hiện sự kết nối cộng đồng.

Vòng xoang trong ngày hội văn hóa cồng chiêng tại nhà rông Kon KLor, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Vòng xoang trong Lễ mừng nước giọt của người Ba Na (nhánh Rơ Ngao).
Vòng xoang tái hiện mừng lúa mới của người J'rai.
Tấu cồng chiêng đón khách tại làng Kon Hring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum).
Vòng xoang trong Lễ tạ của người J'rai.
Vòng xoang mừng nhà rông mới của người Ba Na.
Vòng xoang thường được gắn kết sinh hoạt cộng đồng, trong lao động sản xuất.
Vòng xoang trong lễ ăn than của người Gié Triêng.
Vòng xoang trong lễ cầu an người Xê Đăng.

Quang Vinh - Thái Sơn (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-Magazine) Viết tiếp bản hùng ca nơi tuyến đầu Tổ quốc
50 năm qua (23/5/1975 - 23/5/2025), nơi mảnh đất biên cương đầy nắng gió, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã sống, chiến đấu và trưởng thành với một niềm tin sắt đá: "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".