Multimedia Đọc Báo in

Sử dụng các giống sạch và kháng bệnh để phòng trừ hiệu quả bệnh khảm lá sắn

17:05, 28/07/2022

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật tại hội thảo Thực trạng và giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột vào sáng ngày 28/7.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, diện tích cây sắn cả nước ổn định từ bệnh 500.000 – 530.000 ha. Sắn và các sản phẩn từ sắn đóng góp đáng kể trong giá trị các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,7 triệu tấn, trị giá gần 755 triệu USD, tăng 9% về lượng và 23% giá trị so với cùng kỳ.

ảnh
Cục Bảo vệ thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp và Hiệp hội Sắn Việt Nam ký hợp tác về thực hiện giải pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn thông qua việc nhân nhanh giống sắn sạch bệnh và kháng bệnh

Tuy nhiên, bệnh khảm lá sắn gây hại ngày càng tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng các vùng nguyên liệu là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành sắn Việt Nam. Trong năm 2021, bệnh xuất hiện ở 25 tỉnh trồng sắn, với diện tích bị nhiễm bệnh hơn 120.000 ha, làm sụt giảm khoảng 15% sản lượng củ sắn tươi. Riêng trong 6 tháng năm 2022, bệnh khảm lá xuất hiện ở 19 tỉnh, diện tích nhiễm bệnh gần 65.000 ha, tăng khoảng 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước.

Đắk Lắk là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về diện tích sắn (đứng sau Gia Lai và Tây Ninh), với 45.000 ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Trên địa bàn tỉnh, bệnh khảm lá sắn đang phát sinh trên diện rộng, chưa được kiểm soát nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.500 ha sắn bị nhiễm bệnh ở các địa bàn trọng điểm trồng sắn nguyên liệu như: Krông Bông, Ea Kar, M’Drắk, Ea Súp, Buôn Đôn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Nguyễn Quý Dương nhấn mạnh, hiện nay, sử dụng các giống sạch bệnh; nhân được các giống kháng và chống chịu được bệnh vẫn là giải pháp căn cơ để giải quyết triệt để căn bệnh này trên cây sắn. Do đó, để đưa nhanh các giống sắn kháng bệnh khảm sắn lá vào sản xuất, cần có sự phối hợp và tận dụng hết các nguồn lực sẵn có ở các viện, trung tâm nghiên cứu và địa phương.

Phó Cục trưởng Nguyễn Quý Dương cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình áp dụng giống sắn kháng bệnh khảm lá sắn; Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch nhân nhanh giống kháng bệnh. Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân để công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn đạt hiệu quả cao.

Minh Thùy


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hướng về cội nguồn dân tộc
Cùng với các địa phương trong cả nước, trong hai ngày 17 và 18/4 (nhằm ngày 9 và 10/3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.