Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

09:14, 28/06/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, kế hoạch hướng đến nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng và toàn diện; tạo nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 2/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Một doanh nghiệp trên địa bàn áp dựng chuyển đối số trong hoạt động kinh doanh. (Ảnh minh họa)
Một doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng chuyển đối số trong hoạt động kinh doanh. (Ảnh minh họa)

Kế hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025: Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; người dân trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; xây dựng thành công mạng lưới chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã, với đội ngũ các thành viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các cấp, các ngành.

Đối với mục tiêu đến năm 2030: 90% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu; 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Đề án tập trung triển khai 03 nhóm nhiệm vụ gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm nổi bật là: Xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số; lựa chọn tối thiểu 1.000 cán bộ từ các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu số để hỗ trợ ra quyết định phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực; xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương trước khi nhân rộng quy mô toàn quốc,…

Việc triển khai thực hiện Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ, rộng khắp ở các cấp, các ngành, lĩnh vực.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.