Multimedia Đọc Báo in

Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng

20:49, 20/06/2016

Sáng 20-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.

T

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Ảnh: Hoàng Gia

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng; lãnh đạo các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông. Về phía tỉnh Đắk Lắk có Bí thư Tỉnh ủy Êban Y Phu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị.

A
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Hoàng Gia

Theo báo cáo tại Hội nghị, hết năm 2014, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên là 3.354.194 ha; trong đó rừng tự nhiên là 2.253.804 ha, giảm 273.000 ha so với năm 2010.

Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép vẫn xảy ra nghiêm trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2016, toàn khu vực đã phát hiện và xử lý 1.724 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó phá rừng trái pháp luật là 178 vụ, diện tích thiệt hại là 180 ha.

a
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát điều hành Hội nghị. Ảnh: Hoàng Gia

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về các giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững. Nhiều tham luận thể hiện những nội dung quan trọng như: sự cấp bách phải khôi phục rừng ở Tây Nguyên; những tồn tại, vướng mắc và các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng.

C
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nêu thực trạng rừng của tỉnh Đắk Lắk tại Hội nghị. Ảnh: Hoàng Gia

Đối với tỉnh Đắk Lắk, theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014, tổng diện tích đất có rừng là 507.489 ha, so với năm 2013 tổng diện tích đất có rừng sau khi kiểm kê giảm hơn 125.838 ha, tương ứng giảm 9,6% độ che phủ rừng. Để phấn đấu đưa độ che phủ rừng từ 38,7% (kết quả kiểm kê năm 2014) lên 40,4% vào năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đã nêu ra 6 giải pháp chủ yếu là: Rà soát quy hoạch; bảo vệ rừng; khôi phục rừng; sắp xếp các công ty lâm nghiệp; về chế biến lâm sản và phát triển kinh tế lâm nghiệp của người dân; nhu cầu về tài chính và nhân lực.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương xây dựng và phê duyệt các dự án khôi phục rừng các tỉnh Tây Nguyên; chỉ đạo các Bộ, ngành đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; cấp kinh phí để triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt; cho phép tỉnh tiếp tục kêu gọi, thu hút tập đoàn kinh tế mạnh, doanh nghiệp lớn của Nhà nước để đầu tư đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu và đầu tư nhà máy chế biến, có thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Quang
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hoàng Gia

Trước thực trạng rừng ở Tây Nguyên bị suy giảm mạnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Khôi phục và phát triển rừng vùng Tây Nguyên là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải hành động khẩn trương, thiết thực. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần có kế hoạch rà soát, thống kê, đánh giá, đo đạc, phân loại quỹ đất rừng thực tế của các tỉnh vùng Tây Nguyên; điều chỉnh bổ sung quy hoạch đất lâm nghiệp một cách hợp lý làm cơ sở cho công tác quản lý và giao, khoán, chuyển đổi các loại rừng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý Nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng; tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phận ổn định của từng tỉnh và địa phương làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm phát triển bền vững; kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép và cương quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi, trồng lại rừng…

Lan Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tự hào trang sử anh hùng
Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.