Multimedia Đọc Báo in

Người tiêu dùng "thông thái" cũng chưa đủ

09:25, 27/07/2018

Trước thực tế chất lượng hàng hóa “vàng thau lẫn lộn” trên thị trường, lâu nay nhiều người vẫn nhận được lời khuyên khi mua hàng rằng: “Hãy là người tiêu dùng thông thái”.

Khái niệm “thông thái” ở đây tạm hiểu là phải xem rõ thông tin về sản phẩm ghi trên bao bì, mua của nhà sản xuất có uy tín, nơi bán hàng tin cậy, lưu ý các thông tin như tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, thành phần, hạn sử dụng, tem mác, tình trạng của sản phẩm...

Người dân chọn mua hàng Việt ở Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Cư M’gar.
Người dân chọn mua hàng ở Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Cư M’gar.

Trên thực tế, thị trường hàng hóa phục vụ người tiêu dùng hết sức đa đạng, song, việc phân biệt đâu là hàng bảo đảm chất lượng, đâu là hàng dởm, hàng nhái; thực phẩm nào là sạch, thực phẩm nào tồn dư hóa chất gây hại cho sức khỏe... cũng là vấn đề hết sức nan giải. Bởi trong nhiều trường hợp, sự “thông thái” của người tiêu dùng lại nằm trong tay của những người nắm giữ nguồn cung. Có thể kể đến như vụ những chiếc khăn lụa của Khaisilk dán mác “Made in VietNam ”, nhưng kỳ thực là do Trung Quốc sản xuất(!).

Rõ ràng, khi chọn mua sản phẩm này, có không ít người tiêu dùng đã rất “thông thái”: họ lựa chọn thương hiệu có uy tín, ở cửa hàng, cửa hiệu tên tuổi, nói không với hàng mập mờ nhãn mác, giá rẻ...! Từ đó mới thấy rằng, sự tốt – xấu, thật - giả lẫn lộn thật khó tường minh, nên người tiêu dùng dù đã rất “thông thái” nhưng vẫn bị “tiền mất tật mang”.

Vậy nên, người tiêu dùng có “thông thái” đến đâu cũng không đủ khi mà hàng nhái, hàng giả vẫn còn được dung túng.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.