Multimedia Đọc Báo in

Du lịch lại… "xin" nước!

07:06, 05/03/2016
Trong những ngày qua, các cơ quan chức năng đã phải liên tục ra những văn bản “xin” thủy điện xả nước để phục vụ Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn. Câu chuyện buồn này không chỉ năm nay mới có mà cứ vào mùa khô, khi thủy điện tích nước thì các khu du lịch dọc sông Sêrêpôk – một trong những con sông lớn nhất Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn vì… không có nước.
Du khách đi lại thoải mái giữa lòng sông Sêrêpôk khô cạn  trong dịp Tết Bính Thân 2016.
Du khách đi lại thoải mái giữa lòng sông Sêrêpôk khô cạn trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Trên một dòng sông lớn, nhưng lượng nước thậm chí còn không đủ để duy trì sự sống. Bi đát đến mức, Công ty TNHH du lịch sinh thái Bản Đôn (đơn vị quản lý một khu du lịch có sông Sêrêpôk chảy qua) đã phải dùng đá, bao tải chắn dòng để dẫn nước chảy qua khu cầu treo, nhưng chỉ đủ để nuôi sống những cây si giữa dòng sông. Vậy, vì đâu nên nỗi? Phải khẳng định ngay rằng các công ty thủy điện không làm sai, bởi nếu làm sai, nghĩa là xả nước không đủ lưu lượng được cấp phép thì có lẽ cơ quan chức năng đã có biện pháp xử lý rồi. Không sai, vậy sao vẫn thiếu nước? Chắc chắn, khi cho phép xây dựng các công trình thủy điện, người ta đã tính toán đến tác động môi trường mà nó gây ra, nhưng có lẽ đã “không tính hết” nên mới có chuyện dở khóc, dở cười mỗi khi mùa khô đến. Từ cái sự “không tính hết” ấy, giờ đây ngành Du lịch – một ngành được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói – đang “chết” dần để nhường chỗ cho thủy điện. Thiệt hại là hiển nhiên, và hệ lụy là cuộc sống của đồng bào ở khu vực này vốn lâu nay dựa nhiều vào du lịch rồi sẽ ra sao?

Ngành Du lịch không chỉ có mấy ngày diễn ra lễ hội mới phải “xin” nước. Dư luận, báo chí trong và ngoài tỉnh đã nói nhiều đến vấn đề này, “biết rồi, khổ lắm..”, dẫu sao cũng cần nhắc lại thêm một lần nữa rằng, các bên cần ngồi lại với nhau, tìm giải pháp khắc phục mang tính lâu dài và có thể bảo đảm hài hòa lợi ích chứ không thể cứ vin vào cái cớ là “không làm sai” để bỏ mặc…, bởi nó đã sai ngay từ đầu!

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.