Multimedia Đọc Báo in

VQG Chư Yang Sin: Chú trọng công tác tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng

11:04, 28/06/2016

Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin có vùng đệm tiếp giáp với nhiều cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, vẫn duy trì tập quán đốt nương làm rẫy, vào rừng khai thác lâm sản phụ, gỗ, săn bắn động vật hoang dã gây nguy hại cho diện tích rừng do đơn vị quản lý.

Trước tình hình đó, Vườn luôn chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Một buổi tuyên truyền của Kiểm lâm VQG Chư Yang Sin cho người dân vùng đệm.
Một buổi tuyên truyền của Kiểm lâm VQG Chư Yang Sin cho người dân vùng đệm.

 Phó Giám đốc VQG Chư Yang Sin Lương Hữu Thạnh cho biết, đi đôi với việc thường xuyên tuần tra, truy quét lâm tặc trên diện tích rừng được giao quản lý và bảo vệ thì công tác tuyên truyền luôn được đơn vị chú trọng, bởi tuần tra, truy quét là để chống lại những hành vi xâm hại đến rừng, còn cách “phòng” tốt nhất là nâng cao ý thức chấp hành các quy định về quản lý bảo vệ rừng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, đợn vị đã tổ chức được 120 tiết dạy ngoại khóa cho 20 lớp (khối 6, 7) với khoảng 800 em học sinh tham gia, tổ chức họp tuyên truyền, phổ biến cho người dân về pháp luật bảo vệ rừng, vận động bà con chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho 20 thôn, buôn với hơn 900 hộ dân của các xã thuộc huyện Lắk, Krông Bông và tỉnh Lâm Đồng. Trong điều kiện vùng dân cư vùng đệm sống rải rác, đường sá đi lại còn khó khăn thì để thực hiện được chừng đó buổi dạy ngoại khóa, tuyên truyền là cả một nỗ lực. Theo đó, Vườn đã thành lập một tổ truyền thông và giáo dục môi trường chuyên trách thực hiện công tác này. Công việc chính của tổ là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về vai trò của việc bảo vệ rừng,  pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, các thành viên tổ tuyên truyền luôn tìm tòi đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của từng thôn, buôn, từng cộng đồng dân tộc. Ví dụ như việc phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, thay vì đọc những điều luật khô khan khó nhớ, các kiểm lâm tìm những hành vi vi phạm lâm luật thường xuyên diễn ra ở địa phương, từ đó đưa dẫn chứng những vụ vi phạm đã bị xử lý trên địa bàn để làm dẫn chứng, rồi diễn giải cho người dân biết những vi phạm như thế đã vi phạm vào điều nào, khoản nào theo luật và sẽ bị xử lý ở mức độ ra sao. Tiếp đó, họ sẽ chiếu những bộ phim ngắn về việc phá rừng có tác động ghê gớm đến sự biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, lũ lụt; những nguồn lợi mà rừng mang lại cho con người khi nó được bảo vệ… “Nghe có vẻ đơn giản nhưng để thay đổi những thói quen, tập tục của những người dân sống gần rừng không phải đơn giản, chúng tôi phải thường xuyên xuống địa phương, cùng làm, cùng ăn, cùng ngủ với nhân dân để tìm hiểu, chia sẻ những khó khăn của người dân, khi tạo được lòng tin của nhân dân, mình nói họ mới tin, mới nghe”, Kiểm lâm Cao Xuân Sơn, thành viên tổ tuyên truyền chia sẻ. Chính vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, cán bộ kiểm lâm còn hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng ở những khu vực nương, rẫy không phù hợp với trồng các loại cây nông nghiệp để giúp họ chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế. Để việc tuyên truyền mang lại hiệu quả lâu dài, các kiểm lâm còn phối hợp với Phòng GD&ĐT các huyện Lắk, Krông Bông để dạy ngoại khóa ở các trường thuộc các xã nằm ở khu vực vùng đệm của VQG Chư Yang Sin, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các em học sinh về vai trò, ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ Vườn nói riêng.; những lợi ích to lớn mà VQG Chư Yang mang lại cho người dân địa phương… “Từ những buổi học này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho các em những thông tin, hình ảnh thực tế từ rừng mà trong các buổi học chính khóa không có, mong muốn sau này lớn lên các em sẽ góp sức cùng chung tay bảo vệ rừng”, anh Nguyễn Văn Lương tổ trưởng, tổ tuyên truyền cho hay. 

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tự hào trang sử anh hùng
Cách đây 49 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.