Multimedia Đọc Báo in

Tìm giải pháp phát triển trồng rừng gỗ lớn

14:08, 16/06/2019

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức Hội thảo “Rừng trồng gỗ lớn ở Tây Nguyên – thách thức, cơ hội và định hướng phát triển”.

Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, huyện; các trung tâm nghiên cứu và trường đại học; chủ rừng và công ty tư nhân thuộc địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Quang cảnh hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới Việt Nam, Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 54.637 km2, với độ che phủ rừng đạt 46% là vùng có nhiều lợi thế về địa hình, đất đai, khí hậu, lao động... Tính đến năm 2018, toàn vùng đã phát triển được 350.000 ha rừng trồng, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc phát triển rừng trồng, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn ở Tây Nguyên vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn không cao so với các loại cây công nghiệp khác, chu kỳ thu hoạch rừng gỗ lớn thường kéo dài hơn so với cây trồng khác; quỹ đất để trồng rừng bị hạn chế do đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép tràn lan…

Tiến sỹ Võ Hùng- Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận tại hội thảo
Tiến sỹ Võ Hùng- Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận tại hội thảo

Để thúc đẩy phát triển rừng trồng và trồng rừng gỗ lớn, nhiều ý kiến cho rằng các địa phương cần quy hoạch cụ thể diện tích trồng rừng gỗ lớn; bổ sung các chính sách vay vốn ưu đãi để phục vụ trồng rừng gỗ lớn; miễn giảm tiền thuê đất đối với những diện tích trồng rừng gỗ lớn; xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; triển khai quyết liệt công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cho người dân…

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.