Multimedia Đọc Báo in

Khi giới truyền thông Mỹ “bối rối” về vụ Bin Laden

14:42, 22/05/2011

Những thông tin về cuộc truy sát Bin Laden mà Chính phủ Mỹ công bố trong thời gian qua không nhất quán và Nhà Trắng phải liên tục “nói lại” khiến giới truyền thông Mỹ đột nhiên trở thành trò hề trong mắt của truyền thông thế giới. Một số dư luận còn cho rằng báo chí Mỹ đã bị Nhà Trắng làm bối rối khi họ phải nói đi, nói lại theo tuyên bố của Nhà Trắng.

Trong cuộc cạnh tranh thông tin, đặc biệt trong bối cảnh báo in ở Mỹ đang gặp khủng hoảng, các tờ báo hàng đầu Mỹ đã chạy đua để có được những thông tin mới nhất, giật gân nhất đến với người đọc.
Ngày đầu tiên, Nhà Trắng công bố thông tin về Bin Laden, họ nói ông ta đã hèn nhát núp sau người phụ nữ. Thấy có vẻ không ổn khi báo chí nhấn mạnh đến chi tiết này, các quan chức Mỹ nói lại rằng không có chuyện đó. Họ cũng tuyên bố Bin Laden có vũ khí trong tay, rồi sau đó đính chính lại là không có vũ khí…

Chưa nói đến tính xác thực của thông tin, mà chỉ nói đến việc cải chính liên tục đã làm cho thông tin dường như khó tin cậy. Thế nhưng, ngày 14-5, hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin Giám đốc CIA Leon Panetta lại lớn tiếng chỉ trích việc rò rỉ thông tin chi tiết về cuộc truy sát Bin Laden sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chiến dịch chống khủng bố sau này, sẽ làm cho những nỗ lực chống khủng bố khó khăn hơn và đổ máu nhiều hơn.

Cuộc truy sát Bin Laden đã thu hút sự quan tâm của báo chí thế giới. (Nguồn: Internet)
Cuộc truy sát Bin Laden đã thu hút sự quan tâm của báo chí thế giới. (Nguồn: Internet)

Điều đáng nói là những thông tin mà báo chí có được mấy ngày qua chỉ toàn là do các quan chức Mỹ cung cấp, cả tin tức chi tiết lẫn hình ảnh. Sau phát biểu của giám đốc CIA, giới truyền thông Mỹ hiểu rằng thông tin như thế là đã đủ, sẽ không được nói thêm gì nữa về cuộc tiêu diệt Bin Laden.

Còn nhớ câu chuyện về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq là nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ tấn công và chiếm đóng nước này. Năm 2002, chính quyền ông Bush đã tung tin với báo chí rằng có những thông tin bí mật cho thấy Iraq có những kho vũ khí hóa học và sinh học, có sức giết người trên diện rộng. Nhờ báo chí Mỹ, cả thế giới biết đến các kho vũ khí tưởng tượng này.

Sau khi Mỹ lật đổ ông Saddam Hussein, các đơn vị săn tìm vũ khí giết người hàng loạt của Mỹ cùng các đồng minh xới tung cả Iraq lên cũng không tìm thấy những kho vũ khí như Chính phủ Mỹ tuyên bố. Cuối cùng, người ta cũng tìm thấy bằng chứng rằng chính quyền ông Bush đã dàn dựng những thông tin về vũ khí của Iraq. Và lúc bấy giờ báo chí Mỹ cũng mới bật ngửa rằng mình lại bị “lừa”.

Hẳn dư luận còn nhớ việc nhà báo Mỹ Peter Arnett từng bị CNN sa thải dưới áp lực của Chính phủ Mỹ khi ông đưa tin lên án các cuộc ném bom làm thiệt hại dân thường Iraq. Vào thời điểm bắt đầu cuộc tấn công chiếm đóng Iraq tháng 3-2003, quân đội Mỹ tuyên bố họ sử dụng bom thông minh để giảm tối đa thiệt hại dân thường. Nhưng tại Iraq, Peter Arnett viết rằng các cuộc ném bom đã giết hại rất nhiều thường dân vô tội.

Vài tuần sau đó, CNN, nơi Peter Arnett đang là “biên chế”, đã sa thải ông vì nhận được một bức thư có 34 chữ ký của các nghị sĩ Mỹ buộc tội Peter Arnett tường thuật cuộc chiến có lợi cho đối phương.
Nước Mỹ thường lấy tiêu chí tự do báo chí để can thiệp công việc nội bộ các quốc gia khác và tự nhận mình là đất nước có tự do báo chí hàng đầu thế giới. Nhưng có thể nói, Chính phủ Mỹ cũng thao túng giới truyền thông theo hướng phục vụ cho những chính sách đối ngoại không rõ ràng của mình. Những câu chuyện tương tự trên đây có lẽ vẫn chưa chấm dứt.

Theo SGGP

Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.